Loading...

Mô hình Hội đồng quản trị ở Việt Nam

 


Trên thế giới hiện nay, có 2 mô hình quản trị cơ bản là mô hình một tầng (mô hình nhất nguyên hoặc mô hình Anglo – Saxon) và mô hình hai tầng (mô hình quản trị nhị nguyên hoặc mô hình German)[1]. Ở cả 2 mô hình này, Hội đồng quản trị (“HĐQT”) là cơ quan không thể thiếu. Điểm khác biệt cơ bản là ở mô hình quản trị hai tầng, HĐQT đảm nhận chức năng giám sát, còn ở mô hình quản trị một tầng, HĐQT không thực hiện chức năng này.

Trong mô hình tổ chức quản trị công ty, HĐTQ đóng vai trò là cơ quan quản lý - cơ quan có thẩm quyền cao nhất trong việc tổ chức và hoạt động của công ty, đại diện cho công ty trong các mối quan hệ với bên ngoài. HĐQT do các cổ đông bầu ra (bổ nhiệm), nhằm thực hiện định hướng chiến lược, kế hoạch hoạt động và những vấn đề lớn khác của công ty không thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông (“ĐHĐCĐ”). HĐQT hoạt động vì lợi ích chung của công ty, bảo vệ quyền lợi của tất cả các cổ đông, giám sát hoạt động của Tổng Giám đốc, Giám đốc cũng như các hệ thống kiểm soát tài chính.

Với vị trí, vai trò như vậy, cần xây dựng thiết chế HĐQT rõ ràng, hợp lý về tiêu chuẩn, điều kiện trở thành thành viên HĐQT, cơ cấu tổ chức của HĐQT, quyền và nghĩa vụ của HĐQT và của thành viên HĐQT, cơ chế hoạt động, … Mỗi quốc gia, với đặc thù riêng của mình, xây dựng khung pháp lý phù hợp sẽ tạo cơ chế để HĐQT hoạt động độc lập, chuyên nghiệp, hiệu quả trong sự tương tác, kết hợp với các thiết chế khác. Đây là công cụ hữu hiệu góp phần tạo nền tảng, hỗ trợ hoạt động QTCT đạt được mục đích đề ra, bảo vệ được quyền lợi của những chủ thể có liên quan trong công ty nói riêng, qua đó góp phần phát triển nền kinh tế nói chung.  

Điều 137 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định trừ trường hợp có quy định khác trong pháp luật chứng khoán, công ty cổ phần (“CTCP”) ở Việt Nam có thể lựa chọn để tổ chức và hoạt động theo một trong hai mô hình sau đây:

(i) Mô hình 1: Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Trường hợp công ty cổ phần có dưới 11 cổ đông và các cổ đông là tổ chức sở hữu dưới 50% tổng số cổ phần của công ty thì không bắt buộc phải có Ban kiểm soát[1].



(ii) Mô hình 2:  Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc. Trường hợp này ít nhất 20% số thành viên Hội đồng quản trị phải là thành viên độc lập và có Ủy ban kiểm toán trực thuộc Hội đồng quản trị. Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của Ủy ban kiểm toán quy định tại Điều lệ công ty hoặc quy chế hoạt động của Ủy ban kiểm toán do Hội đồng quản trị ban hành.



Kế thừa tinh thần trong Luật Doanh nghiệp 2014, tiếp thu kinh nghiệm các quốc gia trên thế giới, Luật Doanh nghiệp 2020 tiếp tục ghi nhận hai mô hình QTCT đối với CTCP, bao gồm mô hình một tầng và mô hình hai tầng.

Như vậy, pháp luật Việt Nam hiện hành thừa nhận HĐQT có thể được xây dựng và tổ chức theo mô hình một tầng (HĐQT tồn tại cùng với Ban Kiểm soát) hoặc hai tầng (không có Ban Kiểm soát, có Thành viên độc lập và Ủy ban kiểm toán trong HĐQT). Điều 137 Luật Doanh nghiệp 2020  đã trao cho chủ doanh nghiệp cơ hội lựa chọn mô hình phù hợp với thực tiễn nhu cầu, quyền chủ động và tự quyết về mô hình áp dụng, đáp ứng được yêu cầu QTCT thực tế của các nhà đầu tư. 



[1] Điểm a Khoản 1 Điều 137 Luật Doanh nghiệp 2020


[1] Nguyễn Hữu Trinh (2022), Quản trị công ty cổ phần của các quốc gia trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam, Tạp chí Công thương, số 1, tháng 1.2022


Doanh nghiệp 429935390390041824

Đăng nhận xét

emo-but-icon

Trang chủ item

Search

"Khi bạn cười với thế giới, thì thế giới cũng sẽ mỉm cười với bạn"

VIDEO

Đọc thêm Đọc thêm Xem tất cả said: Bài viết liên quan Bình luận